Xem thêm: sân vườn nhỏ đẹp, sân vườn đẹp, thiết kế tiểu cảnh sân vườn
Ngay cả những không gian không bất lợi như bancông của căn hộ chung cư, hay hàng hiên trước nhà thì việc để trơ trọi cũng sẽ dễ biến những chỗ này thành nơi hứng mưa tạt nắng gắt, trở thành một dạng lãng phí. Cũng vì thế mà không phải lúc nào việc dùng tiểu cảnh trong nội thất cũng đem lại lợi thế, nếu lạm dụng có thể làm rối các góc nhìn, hoặc làm không gian bên trong chật chội hơn. Kinh nghiệm trong tổ chức không gian sân vườn của người Nhật là luôn làm thật đơn giản, thậm chí tối giản, rất ít chi tiết và các sắp xếp “cứng”, mà chủ yếu là thủ pháp gợi liên tưởng, ví dụ rải sỏi và cào thành gợn sóng để gợi hình ảnh biển cả, hay dùng cây bon sai tạo nên liên tưởng về cả cánh rừng. Thiên nhiên thu nhỏ và thiên nhiên trích đoạn khi đưa vào sân nhà luôn có giá trị định hướng tinh thần và giác quan, chứ không nên sa đà vào tiểu tiết hay chạy theo các tiêu chuẩn to rộng, kích cỡ “hoành tráng”.
Khi nhà có sân vườn không đủ rộng hoặc môi trường lân cận chưa đạt lý tưởng (gần đường sá ồn ào hay áp sát nhà bên) thì có thể làm cơ cấu nhà theo dạng khép kín và tạo khoảng sân hướng nội hoàn toàn. Về nguyên lý thì bất kỳ chỗ nào cũng đưa thiên nhiên vào được, nhưng tốt hơn cả là sử dụng sân trong, giếng trời – có thể ở khoảng giữa nhà, hoặc về phía sau nhà tuỳ thuộc kích thước xây dựng – để đạt sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên tốt như nhà ống ở phố cổ Hà Nội, Hội An đã làm được.
Với cách làm sân giữa nhà này, cần chú ý chống ẩm và thoát nước tốt cho các khoảng có trồng cây, tránh muỗi và côn trùng xâm nhập thông qua việc chọn lọc cây cối phù hợp, mái hiên vươn rộng hoặc mái di động để giảm mưa tạt, cửa lưới chống côn trùng... Giải pháp tập trung này cũng cần chọn lọc chất liệu phù hợp. Ví dụ nhà làm bằng gạch thô nhiều thì nên kết hợp với đồ mây tre gỗ lá, sắt uốn hoặc ximăng để trần theo phong cách mộc mạc. Nếu nội thất nhà vốn dùng nhiều gỗ thì dễ tạo cảm giác ngột ngạt nóng nực, cần làm thêm hồ nước trong khoảng sân giữa, bổ sung các mảng đá sáng màu, đường nét thẳng và đơn giản để tạo sự tập trung và tươi tắn hơn cho nội thất.
Khi nhà có sân vườn không đủ rộng hoặc môi trường lân cận chưa đạt lý tưởng (gần đường sá ồn ào hay áp sát nhà bên) thì có thể làm cơ cấu nhà theo dạng khép kín và tạo khoảng sân hướng nội hoàn toàn. Về nguyên lý thì bất kỳ chỗ nào cũng đưa thiên nhiên vào được, nhưng tốt hơn cả là sử dụng sân trong, giếng trời – có thể ở khoảng giữa nhà, hoặc về phía sau nhà tuỳ thuộc kích thước xây dựng – để đạt sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên tốt như nhà ống ở phố cổ Hà Nội, Hội An đã làm được.
Với cách làm sân giữa nhà này, cần chú ý chống ẩm và thoát nước tốt cho các khoảng có trồng cây, tránh muỗi và côn trùng xâm nhập thông qua việc chọn lọc cây cối phù hợp, mái hiên vươn rộng hoặc mái di động để giảm mưa tạt, cửa lưới chống côn trùng... Giải pháp tập trung này cũng cần chọn lọc chất liệu phù hợp. Ví dụ nhà làm bằng gạch thô nhiều thì nên kết hợp với đồ mây tre gỗ lá, sắt uốn hoặc ximăng để trần theo phong cách mộc mạc. Nếu nội thất nhà vốn dùng nhiều gỗ thì dễ tạo cảm giác ngột ngạt nóng nực, cần làm thêm hồ nước trong khoảng sân giữa, bổ sung các mảng đá sáng màu, đường nét thẳng và đơn giản để tạo sự tập trung và tươi tắn hơn cho nội thất.
Nếu bạn muốn thay đổi không gian ngôi nhà của bạn, hãy liên hệ với Greenviet để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Công ty cổ phần Kiến trúc xanh Greenviet Việt Nam
Số điện thoại: 0966103368
Website: http://greenviet.com.vn
Số điện thoại: 0966103368
Website: http://greenviet.com.vn
Email : greenvietvnjsc@gmail.com