Những nhà sàn dân tộc Thái trước đến nay vẫn là một nét văn hóa đặc sắc mang đậm tính chất đa dạng của Việt Nam. Bởi thế nên chúng cần được bảo tồn và tiếp tục phát triển.
Xem thêm: trồng rau sạch tại nhà, thiết kế sân vườn đẹp, thiết kế tiểu cảnh sân vườn
Dân tộc Thái ở Việt Nam khởi nguồn tập trung ở khu vực Mường Lò (Yên Bái), từ đó phát triển sang các tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Lai Châu hay vào đến tận miền trung như Thanh Hóa, Nghệ An. Dân tộc Thái là nhóm dân tộc thiểu số còn lưu giữ đậm bản sắc văn hóa của dân tộc cả về phong tục, ăn mặc, ẩm thực, trang phục và đặc biệt là kiến trúc nhà, với ngôi nhà sàn có vẻ đẹp về tỷ lệ, hài hòa với thiên nhiên, thích ứng với khí hậu, cấu trúc gỗ đặc sắc và là nơi gìn giữ tinh thần truyền thống của người Thái. Người Thái có 2 nhóm tộc chính là Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao).
Nhà ở truyền thống là dạng nhà sàn, kết cấu gỗ, mái dốc lợp tranh, nhà có 5-7 gian, sàn cao khoảng 1,3-2,4m Nhà có 2 cầu thang, một cho đàn ông (7 bậc), một cho phụ nữ ( 9 bậc). Nhà có các chi tiết đặc trưng, tinh tế như Khau-cút, hoa văn lan can, cửa số. Nhà sàn người Thái Đen có mái đầu hồi khum khum tạo dáng cho cả tòa nhà như hình con rùa, nhà người Thái Trắng mái đầu hồi phẳng. Cũng giống như những ngôi nhà truyền thống khác của người Kinh, người Mường, ngôi nhà truyền thống của người Thái gần đây đang có những biến đổi rõ rệt, sự biến đổi mang tính quy luật của cuộc sống mới, của môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên bên cạnh sự biến đổi có tính kế thừa và thích ứng hợp lý, có rất nhiều vấn đề đang đặt ra bởi những xu hướng biến đổi tiêu cực đã rất rõ rệt và là nguy cơ làm mai một các giá trị di sản truyền thống quý giá.
Trong điều kiện đô thị hóa, đất nhà ở bị thu hẹp, những ngôi nhà sàn tại thị xã Nghĩa Lộ, tầng trệt đã được quây lại một số ngăn để làm bếp, vệ sinh hoặc phòng ngủ, thành chỗ bán hàng và nơi tiếp khách. Cũng do nhu cầu sử dụng tầng trệt mà sàn gỗ ghép kiểu truyền thống với nhiều khe hở đã thể hiện nhược điểm là rơi bụi xuống các phòng bên dưới. Vì vậy nhiều nhà đã dùng bạt nilon chăng dưới sàn gỗ để tránh bụi. Một số khác chuyển sang làm sàn bằng bê tông đổ toàn khối.
Khu vệ sinh trước đây đặt xa nhà, nay ngày càng có xu hướng đặt gần hơn. Khu vệ sinh thường bố trí trong nhà phụ (tầng trệt ) hoặc ngay trong tầng trệt nhà chính. Cũng do có hệ thống giếng khoan nên nhà vệ sinh có thiết bị mới, bình nước i-nox trên nóc nhà đã trở nên phổ biến.
Bên trong ngôi nhà, các chức năng khác cũng xuất hiện như chỗ để tủ ly, vô tuyến, một số nhà đã tiếp khách bằng bộ bàn ghế gỗ kiểu người Kinh thay vì ngồi trệt. Chỗ ngủ của người Thái trước dây là trải đệm, một số hộ nay cũng thay bằng giường.
Số lượng người trong một căn hộ thay đổi cũng làm cho nhu cầu diện tích ngôi nhà nhỏ lại. Thường mỗi hộ gia đình nay cũng chỉ có 2,3 con, nhu cầu cần nhiều gian làm nơi ngủ giảm. Trước đây một ngôi nhà 5 gian có diện tích sàn khoảng 120m2, có thể có tới 6 buồng ngủ. Nay một số nhà đã chủ động cắt ngắn số gian để giảm diện tích sàn xuống khoảng 80-90 m2, chỉ để 3-4 buồng ngủ. Chính vì vậy ta có thể thấy nhiều ngôi nhà chỉ có 4 gian, không theo quy uớc số gian lẻ như trước.
Có một số hiện tượng tuy không phổ biến nhưng cũng đã thấy xuất hiện đó là dạng nhà sàn 3 tầng. Có thể thấy biến thể này gần như đã làm thay đổi hoàn toàn hình dáng của ngôi nhà sàn truyền thống, cho hình ảnh khá xa lạ.
Hi vọng rằng những nét truyền thống trong việc xây dựng nhà sàn dân tộc Thái sẽ vẫn được phát huy và luôn đạt được những tầm cao mới.
Nếu bạn muốn thay đổi không gian ngôi nhà của bạn, hãy liên hệ với Greenviet để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Công ty cổ phần Kiến trúc xanh Greenviet Việt Nam
Số điện thoại: 0966103368
Website: http://greenviet.com.vn
Home / kiến trúc độc đáo /
thiết kế đẹp /
thiết kế kiến trúc nhà
/ Nhà sàn dân tộc Thái - Nét văn hóa cần được bảo tồn