Sài Gòn được biết đến như thành phố nhộn nhịp bậc nhất cả nước, với nguồn nhân lực dồi dào. Thế nhưng ngoài ra, không gian kiến trúc xanh ở đây cũng là điểm nhấn không thể bỏ qua.
Kiến trúc xanh Bờ Đông sông nước
Hiện nay, thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án Quảng trường trung tâm - công viên bờ sông (công viên Vầng Trăng) phía bờ Đông sông Sài Gòn trị giá khoảng 1.800 tỉ đồng đang được triển khai dưới hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) thanh toán bằng giá trị quyền sử dụng đất giữa chính quyền thành phố và Công ty Đại Quang Minh.
Ông, Nguyên Tất Thắng, cán bộ Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, cho rằng không gian công cộng của Quảng trường trung tâm - công viên bờ sông là “sáng tạo nổi bật nhất trong quy hoạch Thủ Thiêm”. Đây là một khoảng không gian mở rộng lớn để công chúng hội tụ (khoảng 37 héc ta, rộng 80-200 mét, dài 700 mét) được nối trực tiếp với quảng trường Mê Linh (phía bờ Tây) bằng cầu đi bộ được thiết kế có tính mỹ thuật cao và là một trong những biểu tượng kiến trúc của thành phố.
Một điểm cũng đáng chú ý, đó là trong quá trình phát triển Thủ Thiêm, “lá phổi” của bán đảo này sẽ được bảo vệ bằng dự án công viên rừng ngập nước. Theo đó, vùng châu thổ phía nam Thủ Thiêm sẽ được bảo tồn như là một công viên mang đặc trưng sinh thái rừng ngập nước rộng 150 héc ta và nằm trong lòng thành phố mới. Với ý tưởng khôi phục rừng bần, rừng tràm, rừng đước... và gìn giữ thiên nhiên động thực vật như là một phần di sản văn hóa của vùng đất Thủ Thiêm và TPHCM.
Theo dự án xây dựng, chăm sóc và quản lý công viên này trong 50 năm thì đây là công viên cấp trung tâm thành phố, với cảnh quan chủ đạo là công viên rừng ngập nước - nơi tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục ngoài trời - nơi thực hành lối sống thân thiện môi trường; đồng thời tham quan, du lịch, học tập, nghiên cứu...
Ngoài ra, công viên rừng ngập nước còn có một số chức năng rất quan trọng như: cải thiện môi trường thiên nhiên (không khí, động thực vật) - là lá phổi xanh cho cả Thủ Thiêm và khu trung tâm hiện hữu của đô thị; quản lý nước mưa và ngập lụt - có vai trò điều tiết, giúp khu vực trung tâm thành phố hạn chế nguy cơ ngập lụt; và cải thiện chất lượng nước khu vực Thủ Thiêm.
Chưa hết, ở Thủ Thiêm còn có một không gian xanh có giá trị khác cũng sắp được xây dựng. Đó là công trình Hồ trung tâm. Có diện tích 14 héc ta, đường kính 350 mét, hồ được đào nối vào kệ thống kênh đô thị với sông Sài Gòn về phía bắc và vùng châu thổ phía nam.
Hồ trung tâm cũng có chức năng tích trữ nước để chống ngập, điều hòa thủy triều, nâng cao chất lượng nước và thải lọc chất độc cho nguồn nước sông chảy về thượng nguồn. Nhưng cũng không kém phần quan trọng là, quanh hồ trung tâm là công viên nhiều cây, cỏ.
Kiến trúc xanh Bờ Tây xanh mướt
Trước đây, bờ sông Sài Gòn - đoạn đi qua trung tâm thành phố - chủ yếu được dùng làm cơ sở đóng tàu, cảng biển, nhà kho (để phục vụ cho nền kinh tế) nên người dân khó tiếp xúc với dòng sông. Tuy nhiên, với đồ án quy hoạch phân khu khu trung tâm hiện hữu 930 héc ta, chính quyền thành phố quyết định mở rộng không gian đô thị về phía sông Sài Gòn (đã và đang di dời hệ thống cảng biển trên sông này).
Thực hiện quy hoạch này, một số cây xanh trên đường Lê Lợi và Tôn Đức Thắng đã và sẽ bị đốn hay bứng đi; nhưng lại mở ra cơ hội hình thành một dãy không gian xanh rộng lớn. Đó là trục không gian công cộng, mảng xanh sắp được tổ chức liên hoàn dọc bờ Tây sông Sài Gòn, từ cầu Tân Thuận đến cầu Sài Gòn (có thể kéo dài đến bán đảo Bình Quới - Thanh Đa).
Theo đó, cùng với công viên bờ sông đã được quy hoạch ở Thủ Thiêm (bờ Đông sông Sài Gòn), tới đây chính quyển thành phố sẽ cung cấp cho người dân và du khách một không gian công cộng, mảng xanh hai bên dòng sông Sài Gòn rộng lớn - có chiều rộng trung bình 450 mét (bờ Tây 50 mét, lòng sông 300 mét, bờ Đông 100 mét) và kéo dài khoảng tám cây số.
Cụ thể, tại khu vực trung tâm sẽ dành phần mặt đất đường Tôn Đức Thắng (từ Hàm Nghi đến công trường Mê Linh) cho không gian đi bộ và xe điện - chuyển giao thông cơ giới ngầm xuống lòng đất, đồng thời kết hợp với bãi đậu xe ngầm. Các công viên bờ sông cũng đang dần hình thành vì một số dự án bất động sản tại các khu đất Tân Cảng, Ba Son, Nhà Rồng - Khánh Hội (bờ Tây) đang và sắp triển khai.
Theo Sở Quy hoạch kiến trúc TPHCM, trong quá trình thực hiện các dự án tại Tân Cảng, Ba Son, Nhà Rồng - Khánh Hội công viên công cộng là thành phần ưu tiên thực hiện trước. Các công viên bờ sông nằm trong phần đất giao cho chủ đầu tư tư nhân thực hiện nhưng sẽ đảm bảo người dân và du khách tiếp cận khắp nơi và liên tục. (Dự kiến, một quy chế quản lý công viên này sẽ được xây dựng để đảm bảo sự tiếp cận của người dân).
Quy hoạch cũng kết nối vật thể giữa đô thị lịch sử với bờ sông Sài Gòn thông qua các hành lang xanh như đường đi bộ Nguyễn Huệ kết nối từ khu vực tòa nhà UBND thành phố ra công viên Bến Bạch Đằng; kéo dài đường Lê Lợi từ Nhà hát thành phố qua khu Ba Son để hình thành đại lộ Lê Lợi tiếp cận về phía bờ sông; giữ lại toàn bộ khu vực công viên 23-9 làm mảng xanh,...
Theo đó, mạng lưới đi bộ nối các trục hành lang xanh với các nhà ga vận tải công cộng (trạm xe bus, metro, BMRT) cũng sẽ được phát triển. Khi mạng lưới đi bộ tăng lên thì không gian xanh cũng sẽ có điều kiện để phát triển song hành. Các thiết kế công trình hai bên đường hướng đến phục vụ đi bộ như có mái che mưa, nắng ở tầng trệt, bố trí cây xanh tiểu cảnh... sẽ được khuyến khích.
Nếu bạn muốn thay đổi không gian ngôi nhà của bạn, hãy liên hệ với Greenviet để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Công ty cổ phần Kiến trúc xanh Greenviet Việt Nam
Số điện thoại: 0966103368
Website: http://greenviet.com.vn
Home / không gian kiến trúc xanh /
kiến trúc xanh /
thiết kế kiến trúc xanh
/ Không gian kiến trúc xanh ở Sài Gòn