Site Links

Games & Multimedia

SCIENCE & TECHNOLOGY

10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo nhất thế giới

10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo 

Biến đổi khí hậu, bế tắc giao thông, khủng hoảng đói nghèo: vấn đề đặt ra trong thế kỷ này có lẽ là làm thế nào để bảo đảm sự sống còn của nhân loại. Vấn đề càng lớn bao nhiêu thì các giải pháp càng phải có tầm nhìn lớn bấy nhiêu. Chúng tôi xin giới thiệu mười nhà nghiên cứu đưa ra những ý tưởng công nghệ nổi bật nhằm thay đổi thế giới.

Elon Musk: Tàu bánh sắt siêu âm

Ông là người đã đơn giản hoá việc thanh toán trên Internet bằng PayPal, đưa ô tô điện vào cuộc sống thông qua Tesla Roadster và tư nhân hoá các chuyến bay lên vũ trụ với Space X. Tới đây nhà phát minh, doanh nhân 43 tuổi này còn muốn tặng thế giới một loại phương tiện giao thông hoàn toàn mới lạ có tốc độ gấp hai lần máy bay nhưng giá lại rẻ hơn.
Qc.Dau goi moc toc

Ông Musk đang phát triển một loại tàu nhanh có tên Hyperloop, có sức mạnh của máy bay Concorde cộng với khẩu pháo. Ở khẩu pháo này, đầu đạn tăng tốc nhờ tác động của từ trường. Theo Musk, Hyperloop sẽ chỉ cần khoảng nửa tiếng đồng hồ để chạy quãng đường 600km từ San Francisco tới Los Angeles.

Hơn thế nữa, tàu có thể sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời do các tế bào quang điện đặt dọc tuyến đường cung cấp. Chi phí xây dựng tuyến đường này hết khoảng sáu tỷ đôla – chỉ bằng một phần mười chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc ở California.

Heinrich Bülthoff: Đến văn phòng bằng máy bay không người lái

Ô tô có thể chạy theo ba hướng: đi thẳng, rẽ hay chạy lùi. Khi bị ùn tắc thì ô tô chết dí một chỗ. Trong khi đó còn có một hướng đi nữa dành cho chúng mà không được tận dụng, đó là thăng thiên. Một nhóm các chuyên gia quốc tế đang nghiên cứu về cái hướng đi lên này, dự án này của EU mang tên Mycopter.

Mục tiêu: tạo đường trên không để ô tô bay được điều khiển bằng máy tính có thể đưa thẳng hành khách tới tận nơi làm việc – từ đó giảm tiêu hao năng lượng không cần thiết. Ý tưởng này không hoàn toàn là không tưởng: trong thực tế đã có những “con lai” đầu tiên giữa máy bay và ô tô, thí dụ Model Transition của Terrafugia, một doanh nghiệp khởi nghiệp ở Mỹ. Doanh nghiệp e-Volo ở Karlsruhe, Đức thậm chí đang thử nghiệm một loại trực thăng chạy điện dễ dàng điều khiển.

Dưới sự điều hành của giáo sư Heinrich Bülthoff, thuộc Viện Max-Planck về điều khiển học sinh học ở Tübingen, các nhà nghiên cứu về Mycopter muốn làm rõ, phải làm gì để tiếp tục phát triển các thiết bị bay loại này thành vật thể bay không người lái để vận chuyển hành khách, cũng như chính quyền phải ứng xử như thế nào trước những đổi thay này: trong tương lai, những người tự bay cần có bằng lại loại gì, quản lý giao thông bay cá nhân sẽ diễn ra như thế nào, sự tích hợp của loại hình giao thông này ở các thành phố sẽ ra sao. Các nhà nghiên cứu muốn có những lời đáp cho những câu hỏi trên để việc đi lại bằng vật thể bay cũng đơn giản như đi lại bằng ô tô.

Eduard Heindl: Biến núi thành bình ắc quy

Theo các nhà khoa học, một tảng đá đè lên một cột nước có thể tích một lượng điện lên đến hai Terawatt/giờ năng lượng – tương đương lượng điện mà cả nước Đức tiêu thụ trong khoảng 30 giờ đồng hồ.

Để chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo, nước Đức phải dịch chuyển những quả núi, đúng như nghĩa đen của từ đó. Đây là đề nghị của nhà khoa học ĐH Khoa học ứng dụng Furtwangen. Nhà vật lý này có ý định xây một công trình tích năng lượng khổng lồ bằng đá hoa cương, và đây sẽ là công trình nổi bật vì sự đồ sộ tương tự như Ayers Rock ở Australia.

Ông Heidl dự kiến dùng thiết bị khoan đường hầm và máy cưa đá để tách một khối đá hoa cương hình trụ (hoặc hình ống), có chiều cao trên 500 mét và đường kính một kilômét. Những kẽ hở và bề mặt của khối đá này sẽ được trát thật phẳng để bảo đảm độ khít. Lượng điện dư thừa từ các cột điện gió và từ tế bào quang điện bảo đảm cho hoạt động của cỗ máy bơm khổng lồ này, trụ đá nén khối nước khổng lồ ở bên dưới để từ đó đẩy trụ lên hàng trăm mét. Khi lưới điện cần năng lượng – thí dụ khi lặng gió – nước sẽ chảy bên dưới trụ đá hoa cương và làm cho turbine hoạt động.

Chi phí xây dựng cái gọi là kho lưu trữ năng lượng này có thể lên tới cả tỷ Euro và có thể tích được khoảng 2.000 Gigawatt giờ điện – nhiều gấp 40 lần lượng điện lưu trữ của tất cả các nhà máy bơm tích điện hiện nay của nước Đức và bằng lượng điện mà nước Đức tiêu thụ trong một ngày.

Xem phần tiếp theo

Share on Google Plus

Liên hệ GreenViet